Đồ dược liệu

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Đồ dược liệu là một trong những phương pháp chế biến phối hợp nước và lửa (thủy hỏa hợp chế) trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm làm mềm dược liệu, giúp ổn định hoạt chất giúp thuốc dễ được hấp thu, chuyển hóa và có tác dụng nhanh. Hoạt động đồ dược liệu để chế biến các vị thuốc cổ truyền phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.

Phương pháp đồ dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:


a) Mục đích:

- Làm mềm dược liệu;


- Diệt các enzym giúp ổn định hoạt chất;


- Giúp thuốc dễ được hấp thu, dễ chuyển hóa và phát huy tác dụng tốt hơn.


b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Dược liệu được xếp lên vỉ (nhôm, thép không rỉ, gỗ, tre...), loại to xếp dưới, nhỏ ở trên. Nếu có phụ liệu thì xếp xen kẽ từng lớp. Giữa vỉ và nước trong nồi (chõ) có khoảng cách để dược liệu không tiếp xúc với nước. Đồ cho tới khi dược liệu được chín đều. Lấy ra thái hoặc bào lát và sấy khô. Thời gian đồ tùy thuộc vào tính chất, độ dày dược liệu nhưng phải đảm bảo đủ mềm tới bên trong;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Hoàng Cầm, Hoài sơn, Bạch thược...


c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến:

Vị thuốc khô, đồng thể chất, nhuận, mùi vị màu sắc đặc trưng dược liệu.


Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp đồ dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.


Trân trọng!

nguồn: https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp các bài viết hay về sức khỏe

Y học cổ Truyền Việt Nam

Cốc nguyệt san là gì? Sử dụng như thế nào?