Cốc nguyệt san là gì? Sử dụng như thế nào?

Cốc nguyệt san (hay còn gọi cốc kinh nguyệt) có thể được chị em phụ nữ dùng thay thế cho băng vệ sinh hay tampon với nhiều ưu điểm vượt trội.

Cốc nguyệt san đã khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên lại là một sản phẩm còn khá mới mẻ với nhiều bạn nữ tại Việt Nam.

Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san


Cốc nguyệt san là một loaị sản phẩm vệ sinh phụ nữ được thiết kế để đặt vào âm đạo trong suốt thời kỳ hành kinh và được tái sử dụng nhiều lần. Mỗi chiếc cốc có thể dùng từ 5 – 10 năm.
Có thiết kế dạng hình phễu, làm từ chất liệu Silicone hoặc nhựa y tế có độ mềm dẻo cùng độ bền cao, có thể tái sử dụng được nhiều lần.
Những người được xem tiên phong trong việc dùng cốc nguyệt san hầu hết là những bạn bị dị ứng với băng vệ sinh, hoặc tampon.

Hoạt động của cốc nguyệt san

Sau khi cốc được đặt trong âm đạo, sẽ mở ra như trạng thái ban đầu và chứa hết lượng máu chảy ra từ tử cung một cách tự nhiên. Nếu đặt đúng cách, nữ giới gần như không cảm thấy cốc nguyệt san trong âm đạo. Việc đưa cốc kinh nguyệt vào âm đạo cũng tương tự như đặt vòng tránh thai.

Để thay cốc, chỉ cần dùng tay nắm cuống của cốc kéo ra nhẹ nhàng, đổ máu kinh đi, dùng nước hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa sạch rồi lại tiếp tục sử dụng. Vào cuối chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên dùng nước sôi khử trùng cốc, để tiếp tục sử dụng cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo được an toàn.

Cách dùng cốc nguyệt san

Cách gấp cốc nguyệt san

Đây là sản phẩm thiết yếu giúp nàng bảo vệ vùng kín, không cho vi khuẩn và nấm xâm nhập và phát triển.

Đánh giá về cốc nguyệt san so với băng vệ sinh và tampon

Ưu điểm

  • Cốc nguyệt san mang đến cảm giác thoải mái hơn băng vệ sinh nên mọi hoạt động hàng ngày sẽ ít bị ảnh hưởng.
  • Chị em dùng cốc nguyệt san sẽ không còn sợ cảm giác tràn băng, máu kinh vấy bẩn vì khi máu kinh xuống đến âm đạo thì đã lọt hết vào cốc.
  • Khi sử dụng, cốc nằm sâu trong cơ thể nên hạn chế vi khuẩn tấn công và gây mùi đồng thời nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng kín cũng giảm rõ rệt.
  • Nếu dùng băng vệ sinh có độ thấm hút sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của âm đạo cũng như mất cân bằng độ pH, còn dùng cốc nguyệt san bạn sẽ không gặp tình trạng này.
  • Bạn sẽ không còn cảm giác bí bách nóng nực như khi sử dụng băng vệ sinh.
  • Sử dụng cốc nguyệt san sẽ kinh tế hơn rất nhiều. Giá một chiếc cốc hiện nay dao động từ 500.000 vnđ đến 1.000.000 vnđ nhưng có thể tái sử dụng trong 5 - 10 năm. Làm một phép tính đơn giản, trong khoảng thời gian này nếu bạn dùng băng vệ sinh thì số tiền có thể lên gấp bốn, gấp năm lần.
  • Trên kinh nghiệm thực tế, nhiều người những ngày đầu phải vệ sinh cốc sau 2 - 3h, nhưng những ngày sau đó khoảng 5 - 6 tiếng sử dụng cốc mới chỉ đầy một nửa mang tới cảm giác vô cùng thoải mái cho chị em.
  • Giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài môi trường. Mỗi người phụ nữ trong suốt cuộc đời có thể cần đến 6.000 - 10.000 miếng băng vệ sinh và tampon. Hàng năm, có đến 20 tỷ chiếc tã lót thải ra môi trường và trung bình trong suốt cuộc đời một người phụ nữ sẽ tạo ra 28.189 kg chất thải từ băng vệ sinh. Nhưng khi dùng cốc nguyệt san, bạn chỉ cần 2 - 3 chiếc trong vài chục năm.
  • Có thể sử dụng để tắm biển hoặc đi bơi một cách thoải mái.

  • Nhược điểm
  • Chi phí ban đầu khá cao từ 500.000 vnđ - 1.000.000 vnđ / một chiếc cốc bé xíu nên nhiều chị em vẫn còn hơi ái ngại. Nhiều chị em phải mua hai cốc trở lên để dễ dàng cho việc thay đổi nên số tiền này sẽ tăng lên. Tuy nhiên nếu tính ra so với số lượng băng vệ sinh sử dụng thì mức chi phí này lại hoàn toàn hợp lý.
  • Sau mỗi lần sử dụng, chị em phải mất thời gian vệ sinh cốc sạch sẽ trong khi các loại băng vệ sinh thì chỉ cần gói lại và vứt đi là xong.
  • Cách sử dụng cốc nguyệt san cầu kì hơn dùng băng vệ sinh nên với nhiều người chưa quen sẽ loay hoay rất lâu mà vẫn không nhét cốc vào được.
  • Cốc nguyệt san có thể gây tác động đến màng trinh nếu sử dụng không đúng cách, vì vậy sản phẩm này thường được những người đã từng quan hệ tình dục sử dụng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp các bài viết hay về sức khỏe

Y học cổ Truyền Việt Nam