Y học cổ Truyền Việt Nam

 

 Lịch sử hình thành và phát triển của đông y tại Việt Nam

Y Học Cổ Truyền hay còn có tên gọi khác là Đông Y, đây là nền Y học có lịch sử phát triển lâu đời xuất phát từ châu Á, và nổi bật hơn hết là các quốc gia có nền văn hóa ảnh hường từ Trung Hoa.
Tại Việt Nam Y học cổ truyền đã có chiều dài phát triển 4.000 năm xuyên suốt cùng lịch sử dân tộc. Trong đó có thể kể đến những vị danh y đã có nhiều đóng góp to lớn như: Tuệ Tĩnh, Lý Quốc Sư, Hải Thượng Lãn Ông,...
Kinh Huyệ Đồ Đông Y


I. Đông Y:

Đông Y có rất nhiều hình thức khám và chữa bệnh đa dạng bao gồm: chẩn bệnh, châm cứu, xoa bóp, nắn xương khớp và điều trị bằng thảo dược,...

    1. Lý luận:

- Căn cứ và lý luận dựa rất nhiều trên nền tảng triết học Á Đông như: Âm Dương, Ngũ Hành, Tương - sinh, Tương khắc,...
- Theo đó một bệnh lý xảy ra chính là khi cơ thể mất đi các yếu tố cân bằng giữa Âm Dương và Ngũ Hành, chữa bệnh chính là khiến các yếu tố đó trở nên hài hòa và cân bằng.
- Khác biệt với Tây Y chính là Tây y dựa vào kiến thức nghiên cứu giải phẫu, sinh lý, vi sinh,...

    2. Ưu nhược điểm của Đông Y:

 Đến nay, sau quá trình trao đổi và tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau, loài người đã không ngừng tiến bộ học hỏi những ưu nhược điểm khác nhau để tiến bộ hơn. Y học cũng không nằm ngoài dòng chảy đó.
Vậy ưu nhược điểm của Đông Y so với Tây Y là gì?

        + Ưu điểm:

 - Các vị thuốc trong Đông Y nói chung, và thuốc Nam nói riêng đa phần gần gũi và dễ tìm vì thường nằm trong các món ăn thường ngày như: gừng, ớt, xả, rau diếp cá, táo tàu...
 - Vì là các thảo dược tự nhiên nên hạn chế được tối đa việc gây ra tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh.
 - So với Tây Y thì chi phí có thể nói là thấp hơn khi điều trị.
 ...
        + Nhược điểm:
 - Hiện nay có nhiều bệnh lý không thể phủ nhận rằng Đông Y chưa tìm ra phương pháp nhưng Tây Y đã chữa được.
 - Các biện pháp Tây Y như phẫu thuật, kháng sinh,... có thể giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe gần như ngay lập tức điều mà đông y chưa là được (mặc dù các biện pháp này dĩ nhiên có tác dụng phụ nhưng lại thường được lựa chọn hơn).

II. Các thời kỳ tiêu biểu của Đông Y tại Việt Nam:

    1. Cổ Đại (giai đoạn từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau CN):

Theo như nhiều tài liệu ghi chép lại, các nhà sử học cho rằng người dân Giao Chỉ do sống trong khu vực nhiệt đới nên thường nhiễm các bệnh đặc thù khí hậu như sốt rét, đường ruột nhiễm trùng,...
Từ đó dẫn đến việc họ đã biết sử dụng các loại thức ăn  và gia vị như một loại thuốc, tiêu biểu có thể kể đến: gừng, ớt, trầu, cau,... càng không thể không nhắc đến tục nhuộm răng đen như là một biện pháp nha khoa ngừa sâu răng hiệu quả.

    2. Trung đại (thế kỉ II đến thế kỷ XVII sau CN):

Đây là thời kỳ mà đất nước chúng ta rơi vào 1.000 năm bắc thuộc, nên không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định từ văn hóa Trung Hoa, trong đó y học cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, cũng trong chính giai đoạn này Y học Việt Nam cũng đã được giới thiệu rộng hơn nhờ các danh y phương Bắc như Đổng Phụng, Lâm Thắng.

Một số dược liệu của Việt Nam đã được Trung Hoa ghi chép lại như:

  • Ý  dĩ, Sắn dây (Danh Y biệt lục).
  • Đậu khấu (Hải Nam bản thảo - đời Đường)
  • Sử quân tử (Bản thảo khai bảo - đời Tống).
  • Sả (Bản thảo thập di).
  • Trầu, Cau (Tô cung bản thảo)...

    3. Thời Kỳ độc lập (939 - 1905):

Đây là thời kỳ độc lập kéo dài của dân tộc (ngoại trừ thời thuôc Minh 1400 - 1420) từ sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
Tự chủ trong một thời gian dài là lý do chính giúp cho nền Y học cổ truyền Việt Nam phát triển,
Nhưng theo các sử liệu đã ghi chép lại, mãi đến thời nhà Lý mới xuất hiện Ty thái y, trong đó có ngự y chuyên chăm sóc cho hoàng thân và giai cấp quý tộc.
Những triều đại nối tiếp sau đó ghi nhận sự phát triển rực rỡ của Y học dân tộc, trong đó:
    - Thời nhà Trần đã lập nên Thái Y viện, mở khoa thi từ năm 1261 để tìm ra nhân tài.
            Danh Y tiêu biểu đời nhà Trần có thể kể đến như: Phạm Công BânTuệ Tĩnh,...

Danh Y Tuệ Tĩnh


   - Thời nhà Hồ và thuộc Minh tuy rằng chỉ có 27 năm nhưng không thể không nhắc đến "Châm cứu tiệp hiệu diễn ca' của Nguyễn Đại Năng, hoặc các tác gia về y học nổi tiếng như Vũ Toàn Trai và Lý Công Tuấn.
    - Nhà Lê được ghi nhận là một triều đại lấy sức khỏe của dân chúng làm gốc, vua Lê Thánh Tông đã soạn ra bộ luật Hồng Đức trong đó nêu rõ những quy chế về nghề y cũng như trừng phạt những lang y cố tình trục lợi,...
            + Đặc biệt trong giai đoạn này vào thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh đã xuất hiện một danh y lừng lẫy Hải Thượng Lãn Ông, với tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của mình, ông đã đóng góp cho nền y học nước nhà một tác phẩm vĩ đại.

Hải Thượng Lãn Ông


    - Dưới triều Tây Sơn, nước ta đã có Nam dược cục, người đứng đầu là Danh y Nguyễn Hoành.
    - Nhà Nguyễn sau khi tiếp cận được với văn hóa phương Tây đã lập ra Tế sinh đường, người tàn tật, nghèo khổ được chăm sóc tại Dưỡng tế sự ở địa phương.

     4. Thời Pháp thuộc (từ năm 1884 đến 1945)

Y học cổ truyền dân tộc bị thực dân Pháp hạn chế, và kìm hãm rất nhiều. Tuy vậy người dân nghèo vẫn phải chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tiêu biểu trong giai đọa này là việc thành lập Hội Y Học Trung Kỳ ngày 14-09-1936

     5. Thời kỳ độc lập hoàn toàn  (từ sau CMT8 năm 1945 đến nay)

Thời kỳ này, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, nền Y học nói chung và Y học cổ truyền Việt Nam nói riêng không ngừng tiến bộ và phát triển rực rỡ.
    Các thầy thuốc được đào tạo bản chính quy, nổi tiếng nhất có bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc.
    Tất cả sản phẩm về Đông Y được xem là an toàn và uy tín đều phải được cấp phép bởi Bộ Y Tế.

Bài viết được tổng hợp và trình bày bởi An Toàn Với Sức Khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp các bài viết hay về sức khỏe

Cốc nguyệt san là gì? Sử dụng như thế nào?