Vùng Kín có mùi hôi - Nguyên nhân và giải pháp

 Vùng Kín có mùi hôi

Vùng kín có mùi hôi - Ám ảnh của nữ giới


Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau nhằm mục đích đem đến cho mọi người cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề sức khỏe phụ khoa.
Tiêu biểu ở đây là hiện tượng Vùng Kín có mùi hôi. Vậy vùng kín có mùi hôi là dấu hiệu của những bệnh lý nào và cách ngăn ngừa, điều trị ra sao? chúng ta cùng xem qua nhé!!!

 I. Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi

- Hầu hết mọi người đều có quan niệm sai lầm rằng chỉ những người phụ nữ từng sinh hoạt tình dục hoặc ở bắt đầu đến tuổi sinh nở thì mới xuất hiện mùi hôi ở vùng kín.
- Khảo sát thực tế lại cho thấy rằng bất kể ở độ tuổi nào, dù là bé gái hay phụ nữ lớn tuổi đều mắc phải hiện tượng này.
- Vậy nguyên nhân thật sự khiến vùng kín có mùi hôi là do đâu? chúng ta cùng tìm hiểu nhé

1. Do mắc các bệnh phụ khoa

a. Viêm âm đạo do nấm

👉 Hiện tượng viêm âm đạo do nấm thường đến là do nấm Candida albicans.
- Nấm Candida albicans là một loại nấm tự nhiên sống cùng với vi khuẩn giúp cho môi trường âm đạo cân bằng. Khi sự cân bằng phá vỡ, nấm Candida albicans tăng sinh khiến âm đạo nhiễm trùng.
- Lạm dụng thước tránh thai, kháng sinh, vệ sinh vùng kín không đúng cách,... cũng là nguyên nhân gây ra nhiễm nấm âm đạo.
Nấm Candida albicans


b. Viêm âm đạo do vi khuẩn

👉 Khi vi khuẩn có hại phát triển qua mức, làm lệch cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo. Hầu như mọi phụ nữ đều gặp loại bệnh lý này ít nhất một lần trong đời.

c. Một số bệnh lây qua đường tình dục

👉 Sinh hoạt tình dục không an toàn khiến cho vùng kín nữ giới mắc một số bệnh phụ khoa điển hình như: bênh lậu, bệnh Chlamydia.

2. Do sinh hoạt thường ngày chưa đúng cách

a. Nước tiểu còn đọng lại trên cô bé

- Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc không thường xuyên đặc biệt là sau mỗi lần tiểu tiện. Sau khi đi vệ sinh, nước tiểu có thể đọng lại trên quần lót và lông vùng kín gây ra ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi.
Khi nước tiểu đọng kết hợp với dịch nhầy âm đạo khiến cho âm đạo có mùi hôi khó chịu

b. Vùng kín có mùi hôi trong quá trình mang thai

- Sự thay đổi của Estrogen và Progesterone với nồng độ cao trong quá trình mang thai làm cho âm đạo tiết nhiều dịch hơn vì vậy mà vùng kín có mùi hôi khắm.
- Sau khi sinh, khi nội tiết tố nữ chưa ổn định cũng khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu.

c. Mặc quần lót chật

- Tác hại đầu tiên của việc mặc quần lót quá chật bên cạnh việc gây ra khó chịu trong sinh hoạt, bên cạnh đó khiến mồ hôi không thể thoát được gây ra mùi hôi khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ viêm nang lông.

d. Vùng kín có mùi hôi vào ngày kinh nguyệt

- Máu kinh là một hỗn hợp trong đó bao gồm máu và lớp bong tróc niêm mạc nội tử cung. Máu kinh thoát ra bằng cửa âm đạo kết hợp với vi khuẩn ở đây gây ra mùi hôi tanh.

e. Dị ứng với bao cao su

- Thành phần thường thấy để cấu tạo nên bao cao su là Polysioprene và cao su. Mặt ngoài của bao cao su còn được bổ sung thêm một lớp gel để giảm ma sát, bên cạnh đó còn có một số loại bổ sung thêm mùi hương.
- Nếu bị kích ứng hoặc không phù hợp thì đây cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi.

f. Do chế độ dinh dưỡng

- Hành, tỏi, măng tây, đồ uống có cồn, chất kích thích,.. là những loại thực phẩm nếu dùng nhiều sẽ khiến cho cơ thể (không chỉ riêng vùng kín) có mùi hôi, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

II. Cách phòng ngừa vùng kín có mùi hôi

1. Dùng khăn giấy sạch lau khô vùng kín (từ trước ra sau để tránh vi khuẩn đi ngược vào âm đạo) sau khi đi vệ sinh.
2. Thay đồ lót thường xuyên.
3. Dùng đồ lót vừa vặn, đúng kích cỡ, chất liệu vải thoáng mát.
Lựa chọn quần lót phù hợp ngăn ngừa việc vùng kín có mùi hôi


4. Giặt và phơi khô đồ lót thường xuyên...
5. Dùng các loại dung dịch vệ sinh an toàn nhằm diệt vi khuẩn có hại và không ảnh hưởng đến pH vùng âm đạo.
6. Vệ sinh vùng kín đúng cách mỗi ngày khi tắm và sau khi quan hệ tình dục.
7. Hạn chế các loại thực phẩm gây mùi hôi, thay vào đó có thể sử dụng các loại rau quả như: dứa, dâu,...

III. Cách khử mùi tại nhà đối với một số trường hợp vùng kín có mùi hôi

1. Lá Húng Quế

- Eugenol, Methy Eugenol và caryphyllene là các chất oxy hóa chứa nhiều trong lá Húng Quế giúp kháng khuẩn, và sát trùng hiệu quả. Rửa vùng kín bằng lá húng quế giúp làm sạch dịch và khiến vùng kín sạch sẽ.
- Cách dùng: Lá Húng Quế đem rửa sạch đun sôi, để ấm. Sau đó dùng nước Húng Quế để rửa và lau khô vùng kín.

2. Ngài cứu

- Tác dụng tương tự như lá Húng Quế.
- Cách dùng: phơi khô 2 nắng khoảng 20 gram lá Ngải Cứu, đun sôi cùng 1 lít nước. Khi nước Ngải Cứu chuyển sang màu vàng tiếp tục để nhỏ lửa trong 5 phút, sau đó tắt bếp để ấm, dùng rửa ngoài âm đạo.
Lưu Ý: Chỉ nên rửa bằng các biện pháp trên 2 - 3 lần/tuần, không dùng dài ngày, không thụt rửa sâu vào âm đạo.

3. Các trường hợp vùng kín có mùi hôi do bệnh phụ khoa

- Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với các dâu hiệu ngứa ngáy khó chịu từ bên trong có thể bạn đang nhiễm phải một số bệnh phụ khoa.
- Trường hợp này bạn nên đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bên cạnh đó, theo phương pháp Đông Y cũng thường sử dụng các loại viên đặt hoặc kén đặt phụ khoa để chữa các loại viêm và nấm phụ khoa.

Thông qua bài viết trên đây, tôi hy vọng mình có thể giúp mọi người chia sẻ được điều gì đó về vấn đề "VÙNG KÍN CÓ MÙI HÔI" rất mong nhận được phản hồi và góp ý của mọi người để mình dần hoàn thiện về khả năng truyền đạt cũng như kiến thức của bản thân.💝

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp các bài viết hay về sức khỏe

Y học cổ Truyền Việt Nam

Cốc nguyệt san là gì? Sử dụng như thế nào?